Trước tiên chúng ta cần phải hiểu khí hydro là gì và được tạo ra như thế nào?
Khí hydro điều chế một cách nhân tạo vào đầu thế kỷ XVI bằng cách nhúng kim loại vào trong một axit mạnh. Với vỏ nguyên tử chỉ có một electron; nguyên tử hydro là nguyên tử đơn giản nhất được biết đến.Ở điều kiện thường, các nguyên tử hydro kết hợp với nhau tạo thành những phân tử gồm hai nguyên tử H2.Trong các hợp chất ion, hydro có thể tồn tại ở hai dạng. Trong các hợp chất với kim loại; hydro tồn tại dưới dạng các anion hydrua mang một điện tích âm, ký hiệu H-. Hydro còn có thể tồn tại dưới dạng các cation H+ là ion dương sinh ra do nguyên tử hydro bị mất đi một electron duy nhất của nó.
Dãy quang phổ của khí hydro
Tuy nhiên một ion dương với cấu tạo chỉ gồm một proton trần trụi; (không có electron che chắn) không thể tồn tại được trong thực tế do tính dương điện hay tính axit; và do đó khả năng phản ứng với các phân tử khác của H+ là rất cao. Một cation hydro thực sự chỉ tồn tại trong quá trình chuyển proton từ các axit sang các bazơ (phản ứng axit-bazơ). Trong dung dịch nước H+ (do chính nước hoặc một loại axit khác phân ly ra) kết hợp với phân tử nước tạo ra các cation hydroni H3O+, thường cũng được viết gọn là H+.
Hydro có thể tạo ra bằng nhiều cách như:
- Sử dụng phản ứng của đất đèn với nước là quá trình sản xuất ra axetilen và canxi hydroxit, theo công thức:
- CaC 2 ( s ) + 2H 2 O ( aq ) → C 2 H 2 ( g ) + Ca (OH) 2 (aq )
- Phản ứng này là cơ sở của việc sản xuất axetylen công nghiệp và cũng là công dụng chính của đất đèn.
- Ở nhiệt độ cao, Canxi cacbua phản ứng với hơi nước để tạo ra canxi cacbonat, carbon dioxide và hydro.
- dùng phản ứng nhôm trong suốt để tạo ra hydro. Người ta có thể dùng phản ứng nhôm trong suốt tạo ra hydro để làm bóng bay thì được; nhưng dùng nó tạo ra hydro để uống là có nhiều vấn đề không ổn. (Các bạn có thể tìm theo từ khóa: làm bóng bay hydro sẽ ra hơn 200k kết quả ).
“Ở một số công nghệ tiên tiến; người ta sử dụng các điện cực bằng tintan mạ bạch kim đối lập nhau để tạo ra ion; hay còn gọi là nước giàu hydro. Nhưng để tạo ra hydro trong nước, người ta có nhiều cách. Một trong những cách đơn giản nhất cho nhôm vào trong kiềm là tạo ra khí hydro giống như khí để bơm bóng bay.
Như thế khi nước được lọc ra, hydro đã bay hơi hết, nhưng các chất kèm theo nó lại không biết là những chất gì để có thể kiểm soát. Vấn đề sẽ là nghiêm trọng với sức khỏe nếu cách làm này còn tồn dư những chất không có lợi. Việc sản xuất theo công nghệ nào là một chuyện, áp dụng công nghệ ấy như thế nào lại là chuyện khác”
Như vậy có thể thấy; tại sao tất cả các máy điện giải của Nhật đều sử dụng 2 thành phần chính để chế tạo bản điện cực. 2 thành phần chính là Bạch kim và Tantan.
- Bạch kim tên khoa học : Platin là một kim loại quý có nguyên tử khối 78; ký hiệu Pt trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Platin ở dạng tinh khiết có màu trắng bạc, sáng bóng, đặc dẻo và dễ uốn. Platin không bị oxy hóa ở bất kỳ môi trường nhiệt nào; ít bị mài mòn hay còn gọi là có tính trơ. Platin khó bị ăn mòn và có tính dẫn điện
- Tantan tiếng Latinh: Tantalum là tên một nguyên tố hóa học; trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ta và số nguyên tử bằng 73. Nó là nguyên tố hiếm, cứng, có màu xám-xanh óng ánh; là kim loại chuyển tiếp, chống ăn mòn rất tốt, thường có trong khoáng chất tantalít. Tantan được dùng trong các dụng cụ phẫu thuật và cấy ghép trong cơ thể; vì nó không phản ứng với các dịch thể.
Vì các tiêu chí về sức khỏe được Bộ Y Tế và chính phủ Nhật kiểm tra rất chặt. Trước khi máy đến tay người tiêu dùng; phải đạt 2 tiêu chí cơ bản nhất là JIS: hiệp hội công nghiệp Nhật Bản (kiểm tra quá trình sản xuất bản điện cực ); và Hiệp hội Máy lọc nước Nhật Bản (JWPAS B ) – kiểm tra chất lượng nước được tạo ra.
Hiện nay theo quan sát thị trường máy lọc nước, có nhiều tuyên bố: tạo ra hydrogen bằng lõi lọc, bằng từ trường…. ( không qua quá trình điện phân) thì xin lỗi, cá nhân tôi không tin. Đơn giản là nếu bạn tạo ra được và đủ tiêu chuẩn an toàn cho con người như thế thì ôm luôn 2 giải Nobel y học và hóa học cho rồi chứ cần chi đi quảng cáo bán máy lọc nước.
Nguồn tài liệu:
– https://vi.wikipedia.org
– Trường ĐHKHTN, ĐHQG
– Giáo Dục và Thời Đại
– ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TPHCM
– Phòng KT Minota