|| Phong ngua benh tay chan mieng bang nuoc dien giai manh
Dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát, giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cơ bản và quan trọng mà bố mẹ cần phải làm để bảo vệ con yêu. Ta cần hiểu nó là gì để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ( HFMD ) LÀ GÌ ?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cả người lớn (còn gọi là HFMD) – một bệnh lây lan do nhóm virus đường ruột gây ra (enterovirus). Triệu chứng thường thấy là hiện tượng sốt, lở miệng và phát ban da.
Bệnh do nhiều chủng coxsackievirus khác nhau gây ra và người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần !
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng.
Vậy virus Coxsackie tồn tại bao lâu và cách đối phó với nó ? Hãy cùng Minota mổ xẻ nó, và trả lời tại sao nước điện giải mạnh sẽ giúp bạn và con trẻ phòng bệnh tay chân miệng được.
NHIỄM VIRUS COXSACKIE LÀ GÌ ?
Virus Coxsackie là một loại Enterovirus có khả năng sinh tồn trong đường tiêu hóa, ổn định ở trong môi trường acid kể cả loại acid dịch dạ dày. Virus thường gây ra một số hội chứng và bệnh trên lâm sàng như: bệnh cúm, viêm màng não vô khuẩn, viêm màng ngoài tim, bệnh tiểu đường.. và đặc biệt là bệnh tay chân miệng.
VIRUS TAY CHÂN MIỆNG TỒN TẠI BAO LÂU ?
- Virus bị đào thải ra ngoài ngoại cảnh từ phân, sổ mũi, dịch hắt hơi.
- Virus bị bất hoạt do nhiệt 56 độ C trong thời gian 30 phút, tia gamma, tia cực tím.
- Virus chịu được độ pH rộng từ 3-9.
- Bị bất hoạt bởi: 2% natri hyproclorite (nước Javel hay còn gọi là thuốc tẩy) và Chlorine tự do.
- Không hoặc rất ít bị bất hoạt do các chất hòa tan lipid như: Cồn 70 độ, Phenol, Chloroform, Ether.
- Ở nhiệt độ lạnh 1 đến 20 độ C, virus sẽ sống được vài ba tuần.
NGƯỜI LỚN CÓ THỂ MẮC HFMD KHÔNG ?
Chỉ trẻ nhỏ mới mắc bệnh tay chân miệng.” – một quan niệm sai lầm thường gặp.
Sự thật: Mặc dù bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ (đặc biệt với các trẻ có hệ miễn dịch kém) nhưng tay chân miệng vẫn xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng tương tự vớ trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể biến chuyển nặng hơn.
👉 Phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc với trẻ em (hoặc người lớn) bị bệnh tay chân miệng vì một số nghiên cứu cho thấy coxsackievirus có thể gây ra các khiếm khuyết và dị tật ở thai nhi.
PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG THEO CDC
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
- Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào, như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đặc biệt nếu có người bị bệnh.
- Không cho trẻ tiếp xúc, dùng chung vật dụng như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi … với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
ĐỐI PHÓ VIRUS COXSACKIE DỄ DÀNG VỚI NƯỚC ĐIỆN GIẢI MẠNH
Rửa tay và vệ sinh vật dụng:
Bạn thấy đó dung dịch rửa tay nhanh thông thường mà ta vẫn hay sử dụng với Cồn 70 độ không làm gì được với loại Virus này, kể cả nước axit thì phải đạt đến pH 2.5 mới có cơ hội bất hoạt nó (một số báo cáo còn cho kết quả loại virus đường ruột này còn chịu được đến mức pH 2.3).
Trong trường hợp này, nước Ion Axit mạnh lẫn nước Ion Kiềm mạnh vẫn sẽ diệt được Virus Coxsackie với 2 cơ chế khác nhau:
👉 Nước Ion Axit mạnh với pH < 2.7 sẽ diệt virus Coxsackie bởi có Chlorine tự do !
Ví dụ: máy gia tốc điện phân Excel Fx, khi đạt mức pH 2.5~2.7, nước ion axit mạnh sẽ chứa 40-48 ppm Chlorine tự do
👉 Nước Ion Kiềm mạnh với pH > 10.5 sẽ loại bỏ được loại virus đường ruột vốn đã quen với môi trường axit này !
Một số loại dung dịch tẩy rửa như xà phòng, vim,… mang tính kiềm mạnh đều dễ dàng tiêu diệt loại virus này. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là gây tồn lưu hóa chất, và sớm hay muộn lượng hóa chất này cũng vào miệng trẻ em lẫn người lớn. Trong khi nước ion từ máy lọc nước điện giải thì không gây tồn lưu hóa chất.
☘️ Nước điện giải cực mạnh giúp phòng bệnh tay chân miệng rất tốt, an toàn với con người, không gây dị ứng và không gây tồn lưu hóa chất.
// Tham khảo:
https://www.cdc.gov/features/handfootmouthdisease/index.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10533736/
https://www.medicinenet.com/coxsackie_virus/article.htm
https://www.waterpathogens.org/book/polioviruses-and-other-enteroviruses